Trầm cảm tuổi già và những điều cần biết

Trầm cảm tuổi già và những điều cần biết

1.  Trầm cảm người già là gì?:

Trầm cảm là rối loạn phổ biến ở người già, có thể điều trị được nhưng dễ bỏ sót do không được chẩn đoán kịp thời vì lâm sàng không điển hình. Trầm cảm ở người già thường có xu hướng tái phát hoặc kéo dài và ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe chung, bệnh lý đi kèm và các rối loạn tâm thần khác.


Theo WHO có khoảng 3% – 5% dân số thế giới có triệu chứng trầm cảm ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Tỷ lệ tái phát cao: 50 – 80% các trầm cảm đơn cực và cao hơn ở rối loạn lưỡng cực.

Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần : ức chế cảm xúc, ức chế tư duy, ức chế vận động.

Thuật ngữ “Trầm cảm tuổi già” bao gồm cả bệnh nhân cao tuổi có rối loạn trầm cảm trước đó.

2. Dịch tể ra sao?

 Tỷ lệ mắc trầm cảm ở người già, nữ cao hơn nam và càng lớn tuổi tỷ lệ khác biệt này nhỏ hơn.  Một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ này tăng ở những người vào nhà dưỡng lão mắc trầm cảm trong năm đầu tỷ lệ là 54 %. Trầm cảm đơn cực: 10- 38%. Nhẹ: 35.3%, vừa 51.9%, nặng 12.7%. Thường bị bỏ sót (40-60%).

3. Cơ chế bệnh sinh của trầm cảm khởi phát muộn.

Theo giả thuyết sinh học thần kinh: Các cytokine liên quan với trầm cảm, quá trình lão hóa liên quan với sự suy giảm hoạt động hệ thống TK ngoại biên, các chất dẫn truyền TK: Serotonin, Dopamin.. Bệnh lý mạch máu não có thể dẫn đến hoặc duy trì trầm cảm ở người già thông qua rối loạn chức năng vùng trán. Cấu trúc: Giảm thể tích chất xám và sự mất cân xứng của vùng đặc biệt vỏ não, bất thường ở vùng gối và lồi của thể chai, nhân đuôi ..

4. Nguyên nhân là gì?

Bệnh cơ thể: Bệnh lý mạch máu não, bệnh lý thời kỳ nguyên phát, bệnh lý hệ thống, ung thư, bệnh lý cơ thể mãn tính, mất ngủ mới khởi phát. Các yếu tố xã hội như: cách ly xã hội, tình trạng kinh tế xã hội thấp kém, thiếu quan tâm của gia đình, góa bụa, ly dị, ly thân. Các sang chấn về tâm lý, bất hòa trong gia đình, tập trung nhà dưỡng lão. Do các thuốc thuốc hóa trị: vinblastine, doxorubicin, cyclophosphamide.. Các thuốc chống Parkinson: amantadine, levodopa, bromocriptine. Các chất kích thần: Amphetamin, caffeine, Methylphenidate; glucocorticoid

5. Triệu chứng lâm sàng trầm cảm ở người cao tuổi:

1.    Thường là trầm cảm không điển hình

2.     Biểu hiện bằng triệu chứng cơ thể như đau đầu, đau bụng, đau ngực kèm cảm giác lo âu, buồn, chán nản

3.    Khí sắc dao động: Khí sắc không ổn định hay cáu, dễ xúc động

4.    Rối loạn tâm thần vận động: giảm hoạt động nhiều hơn là sững sờ bất động, biểu hiện trang thái kích thích, bồn chồn

5.    Rối loạn nhận thức: suy giảm trí nhớ, suy giảm sự tập trung chú ý, tư duy chậm.

6.    Các triệu chứng loạn thần thường gặp: hoang tưởng bị hại, bị bỏ rơi

7.    Các hoạt động xã hội: cô lập, không muốn giao tiếp với ai

8.    Rối loạn ăn uống  chán ăn, không hứng thú ăn.

9.    Đặc điểm khác:liên quan đến các bệnh cơ thể phối hợp

       Hậu quả: Sa sút trí tuệ; Yếu tố nguy cơ tự sát

6. Điều trị như thế nào?

– Nguyên tắc điều trị trầm cảm:

Ø Giải quyết các triệu chứng và dấu hiệu trầm cảm

Ø Tái hòa nhập môi trường gia đình và xã hội

Ø Phòng ngừa tái phát hoặc tái diễn

Ø Phục hồi chức năng và vai trò xã hội

         Chọn lựa thuốc chống trầm cảm ở người già:

Ø Việc lựa chọn loại thuốc dựa vào:

·       Đáp ứng điều trị trước đây

·       Loại trầm cảm

·       Các vấn đề cơ thể của bệnh nhân

·       Các thuốc khác đang dùng.

·       Nguy cơ tiềm tàng của sự quá liều

Ø Các nhóm CTC mới (SSRIs, SNRIs, NaSSA): an toàn và dung nạp tốt ở người già.

Ø Nhóm SSRIs ở người già:

·          An toàn nhất: Citalopram, Escitalopram và Setraline.

·          Không khuyến cáo:

  Fluoxetine: do thời gian bán hủy dài  nên tác dụng phụ kéo dài

  Paroxetine: kháng cholinergic mạnh nhất, không nên sử dụng ở người già.

Ø Venlafaxine, mitazapine, bupropion: ít tương tác với thuốc khác

Ø Nên chọn thuốc CTC với nguy cơ tương tác thuốc thấp nhất khi bệnh nhân uống nhiều loại thuốc ( VD: citalopram, sertraline, venlafaxine, buproprion, mitazapine)

Ø Thuốc CTC ba vòng không nên sử dụng cho bệnh nhân có bất thường dẩn truyền trên ECG hoặc hạ huyết áp tư thế. Nếu sử dụng nên theo dõi huyết áp, nhịp tim và tác dụng phụ kháng cholinergic gây ra bí tiểu, làm trầm trọng thêm chứng mất trí nhớ.

Ø Nên kiểm tra nồng độ Natri máu sau 1 tháng điều trị SSRI, đặc biệt là với bệnh nhân dùng các thuốc khác có thể gây hạ Natri máu ( VD: thuốc lợi tiểu)

Ø Thuốc điều trị phải mất từ 4 – 6 tuần có khi đến 12 tuần mới có hiệu quả.

     Liệu pháp tâm lý:

     Tâm lý trị liệu thường có hiệu quả với người cao tuổi và nên phối hợp với thuốc và biện pháp khác khi cần.

     Các biện pháp kích thích não sâu:

Ø Sốc điện (ECT): có thể có hiệu quả tốt cho những người không đáp ứng với thuốc điều trị và các biện pháp khác.

Ø Kích thích dây thần kinh phế vị

Ø Kích thích từ xuyên sọ

Ø Kích thích não sâu

 

 

 

 

 

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn bvttdongthap.vn. Xin cảm ơn!
Copyright © 2023 - 2024 | bvttdongthap.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status