TÌM HIỂU VỀ SAY RƯỢU THÔNG THƯỜNG

TÌM HIỂU VỀ SAY RƯỢU THÔNG THƯỜNG

Rượu là một  loại nước uống có chứa một tỷ lệ nhất định nồng độ Ethanol, nếu uống nhiều sẽ gây trạng thái say rượu, nếu dùng liên tục lậu dài sẽ gây ra tình trạng nghiện rượu.

Theo thống kê của OMS, rối loạn tâm thần do rượu chiếm khoảng 10% các trường hợp nghiện rượu mãn tính.


Ảnh nguồn từ internet

Say rượu thông thường là gì?

Say rượu thông thường còn gọi là say rượu cấp diễn, là hậu quả của nhiễm độc nhất thời do rượu. Thường xảy ra những người lạm dụng rượu uống quá ngưỡng qui định. Đưa đến những thay đổi hành vi, cảm xúc, trạng thái rối loạn ý thức mù mờ không rõ ràng, bệnh nhân còn khả năng nhận biết xung quanh, trừ trường hợp nhiễm độc trầm trọng.

Lâm sàng như thế nào?

Tùy theo lượng rượu uống và khả năng dung nạp của từng cá thể, đặc điểm lâm sàng của say rượu được biểu hiện ở 3 giai đoạn (mức độ) sau:

Giai đoạn kích thích: (mức độ nhẹ)

Khi nồng độ rượu trong máu khoảng 0,1%-0,25%.

Có tình trạng hưng phấn vận động:

Cảm thấy khoan khoái, vui vẻ, khí sắc tăng nhẹ, đôi khi khoái cảm, thô lỗ, hài hước không phù hợp với hoàn cảnh.

Nói nhiều thường tự phụ, khoe khoang về mình.

Tăng hoạt động.

Có hoạt tính làm chậm quá trình liên tưởng:

Tư duy nông cạn.

Rối loạn sự chú ý và trí nhớ.

Giảm tốc độ và chất lượng lao động trí óc.

Khó thao tác những động tác đòi hỏi chính xác, khéo léo.

Tăng tính chất nóng giận, hay gây sự, tăng khả năng xung đột với người chung quanh.

Giai đoạn say lảo đảo (mức độ trung bình)

Khi nồng độ rượu trong máu khoảng 0,25%-0,35%.

Liên tưởng có đặc tính hổn độn: Nói năng lè nhè, khó thay đổi chủ đề.

Cảm xúc và hành vi bị rối loạn nặng:

Khó kiềm chế được cảm xúc, dễ tức giận nổi khùng.

Mất tế nhị, lịch sự, có những hành vi thô bạo, kêu la hát rống.

Dáng đi lảo đảo, xiêu vẹo, đôi khi tấn công người khác.

Đồng tử giãn, vã mồ hôi, nôn mữa, tiểu trong quần.

Giai đoạn hôn mê: (mức độ nặng)

Khi nồng độ rượu trong máu trên 0,4%.

Bệnh nhân hôn mê sâu: Mất cảm giác, mất phản xạ, rối loạn thần kinh thực vật, mạch tăng huyết áp hạ, hạ thân nhiệt thở khò khè…

Có thể bị trụy tim mạch và tư vong.

Vậy xử trí ra sao?:

Đối với những trường hợp ngộ độc nhẹ:

Thường sau một giai đoạn ngủ sâu, người bệnh tự hồi phục trở lại.

Sau đó có hiện tượng quên từng mãng.

Bệnh nhân cần được châm sóc và theo dõi.

Đối với những trường hợp ngộ độc nặng:

Người bệnh thường có những biểu hiện suy hô hấp, mạch nhanh huyết áp hạ, hạ đường huyết.

Cần xử trí như một cấp cứu:

Rửa dạ dày: nếu bệnh nhân đến trước 2 giò.

Thở oxy hoặc đặt nội khí quản, thở máy: nếu có suy hô hấp.

Nếu có hạ đường huyết: truyền đường 30%.

Nếu có toan chuyển hóa: Bicarbonat  0,14%.

Đề phòng suy thận: bù dịch từ 4000-5000ml/ngày, cho lợi tiểu để duy trì lượng nước tiểu/24 giờ khoảng 3000ml (chú ý đặt sonde tiểu để theo dõi).

Cho các loại vitamin nhóm B.

Nguyễn Văn Hùng

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn bvttdongthap.vn. Xin cảm ơn!
Copyright © 2023 - 2024 | bvttdongthap.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status