CÁC KỸ NĂNG DUNG HÒA SỰ ĐAU KHỔ

    CÁC KỸ NĂNG DUNG HÒA SỰ ĐAU KHỔ  

Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT: Dialectical behavior therapy)  là tập hợp những  kỹ năng giúp người bệnh xử lý vô số tình huống khó khăn. Liệu pháp hành vi biện chứng ban đầu được phát triển như một liệu pháp hành vi nhận thức thay thế trong điều trị rối loạn nhân cách ranh giới (BPD). Tuy nhiên, nó được xem là liệu pháp được ưu tiên lựa chọn điều trị cho nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần. DBT đã thành công trong việc điều trị lạm dụng chất gây nghiện, rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), ăn uống quá độ…

Các kỹ năng dung hòa sự đau khổ là một trong những tập hợp kỹ năng  được sử dụng cho các tình huống khủng hoảng, hỗ trợ cho chúng ta trong việc chấp nhận thực tế khi thực tế khó chấp nhận hoặc thực tế thúc đẩy ta mạnh mẽ để có hành vi không lành mạnh. Các kỹ năng này bao gồm kỹ năng TIP, kỹ năng STOP, mĩm cười, bàn tay sẵn sàng và chấp nhận. Các kỹ năng này sẽ không giải quyết được vấn đề nhưng sẽ hỗ trợ ta vượt qua một cuộc khủng hoảng và không gây ra vấn đề tồi tệ hơn. Kỹ năng này nên được kết hợp với giải quyết vấn đề gốc gây ra.

Một cuộc khủng hoảng được định nghĩa là một điều gì đó rất căng thẳng có khả năng dẫn đến kết quả thực sự tồi tệ. Khủng hoảng là ngắn hạn và có một sự thôi thúc mạnh mẽ để giải quyết ngay lập tức.

Kỹ năng này cũng sẽ giúp tạo ra một tình trạng giảm bớt nỗi đau trong thời gian ngắn. Chúng giúp giảm thiểu rủi ro do các hành động bốc đồng gây ra xuất phát từ mong muốn làm giảm bớt nỗi đau mà chúng ta gặp phải trong cuộc khủng hoảng. Sự chấp nhận thực tế được cho là để ngăn chặn sự đau khổ xuất phát từ việc không chấp nhận nỗi đau.

Vì vậy, nỗi đau là không thể tránh khỏi và con người phải chịu nỗi đau dưới nhiều hình thức khác nhau trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, nếu không chấp nhận nỗi đau, thì chúng ta có thêm một thành phần đau khổ đi cùng với nó. Ý tưởng chấp nhận nỗi đau là để loại bỏ đau khổ và chúng ta chỉ còn lại nỗi đau mà thôi.

Khi nào cần sử dụng những kỹ năng này

Các kỹ năng này được sử dụng khi có nỗi đau thể xác và hoặc nỗi đau về cảm xúc mà nó không thể giảm bớt nhanh chóng. Chúng cũng có thể được sử dụng  khi có sự thúc giục mạnh mẽ để thực hiện các hành vi thiếu hoặc không có kỹ năng


 Khi một người trong trạng thái cảm xúc tâm trí, thường có những thôi thúc rất mạnh mẽ để thực hiện những hành vi thiếu kỹ năng mà đã thành công trong việc giảm bớt đau khổ trước mắt nhưng đã gây ra đau khổ về lâu dài, chẳng hạn như tự làm hại bản thân, tưởng tượng về tự tử, hành vi tình dục bốc đồng và lạm dụng chất gây nghiện cũng như nhiều hành vi khác không có lợi. Tiếp theo, khi chúng ta có nỗi đau cảm xúc quá mạnh mẽ và cảm thấy quá sức, đây là một cơ hội khác để sử dụng các kỹ năng này. Cuối cùng, nó có thể được sử dụng khi có nhu cầu để làm việc hiệu quả hơn hoặc hướng tới tương tác với ai đó, trong tình trạng chúng ta cảm thấy quá tải về cảm xúc và cảm thấy như  không thể hòa hợp với người khác được. Vì vậy, một cá nhân có thệ áp dụng các kỹ năng này tại nơi làm việc khi họ cảm thấy quá tải về mặt cảm xúc.

 

Kỹ năng đầu tiên được kể đến đó là kỹ năng TIP . Đây là một trong những kỹ năng dung hòa đau khổ có hiệu quả nhanh nhất và phổ biến nhất, vì nó làm giảm bớt sự đau khổ rất nhanh và được khuyến khích sử dụng khi chúng ta quá xúc động và thúc giục mạnh mẽ để tự làm hại bản thân. TIP là từ viết tắt trong đó T (tipping of  temperature of your face with cold water)  là làm giảm nhiệt độ khuôn mặt của bạn bằng nước lạnh. Ý tưởng này xuất phát từ phản xạ lặn của những người thợ lặn, khi họ lặn xuống sâu các hoạt động sinh lý cơ thể giảm xuống và chậm lại. I (Intends exercises of approximately 20 minutes) là bài tập cường độ vừa trong thời gian khoảng 20 phút chẳng hạn bơi lội, chạy vòng quanh sân nhà…). P (paces breathing as well as paired muscle relaxation) là viết tắt của nhịp thở cũng như thư giãn cơ bắp. Vì vậy, TIP làm chậm và đưa hoạt động  sinh lý cơ thể xuống mức bình thường hơn mà trước đó ở mức cao trong cơn khủng hoảng.

 

Một kỹ năng tiếp theo đó là STOP. Và STOP, trong đó S (stop) dừng lại.  T (take a step back) lùi một bước và đây là cả nghĩa bóng và nghĩa đen là lùi lại một bước. Vì vậy, trong một tình huống đối diện với người khác, chúng ta lùi lại một bước có nghĩa là thực sự lùi một bước hoàn toàn khỏi người khác hơn là bước về phía trước để thúc đẩy một cuộc xung đột có thể xảy ra. O (observer) là quan sát và quan sát cũng giống như kỹ năng chánh niệm của việc quan sát bằng tất cả các giác quan mọi thứ đang diễn ra, mà không cần phải suy nghĩ  và kết luận về những gì xảy ra. Vì vậy, chỉ cần quan sát sự kiện hiện tại là đủ rồi. Và P (proceed mindfully) là tiến hành chánh niệm. Vì vậy, nó liên quan đến việc tạm dừng và sau đó chuyển sang quyết định phải làm gì.


Một  kỹ năng nữa được nói đến là ACCEPTS. Trong đó A (Activitives) là việc tham gia vào các hoạt động. C (Contributing) là  đóng góp điều gì đó có lợi ích cho người khác. C (Compairision) là so sánh một giai đoạn trước trong cuộc sống của bạn với cuộc sống hiện tại , kết thúc giai đoạn trước của cuộc sống bạn tồi tệ hơn nhiều so với giai đoạn hiện tại hoặc so sánh việc mình đang gặp vẫn còn nhẹ hơn người khác phải tìm thực phẩm để sống qua ngày hay không có nhà để ở sau trận bão lớn). E (Emotion) là những cảm xúc tạo ra khác với những cảm xúc mà bạn cảm nhận được. P (Pushing away) là đang đẩy đi, giống như đặt vấn đề lên kệ (thôi kệ mà). T (Thoughts) là suy nghĩ, tham gia suy nghĩ về các vấn đề chẳng hạn toán học, lập một danh sách hàng hóa, lập danh sách  kỷ niệm các ngày lễ, hoặc bất kỳ những suy nghĩ nào cạnh tranh với những suy nghĩ và cảm xúc hiện diện trong thời gian khủng hoảng. S (Sensation) sử dụng năm giác quan đưa vào hoạt động của cảm giác, ví dụ nhai một miếng kẹo chewing gum (vị giác), nghe một bài hát ưa thích (thính giác), nhìn những bức ảnh mà mình thích nhất (thị giác), sờ và nâng niu một thú nhồi bông (xúc giác), ngửi một mùi dầu hay xà bông mà mình thích dùng hàng ngày (khứu giác).

 

Ngoài những kỹ năng trên ra, việc tự làm dịu được khuyến khích và nó như những điều an ủi và cảm thấy tốt đẹp, kết hợp các hoạt động tích cực nhằm đánh lạc hướng những cảm xúc hiện tại. Có thể kết hợp tự làm dịu và đánh lạc hướng cùng một lúc để cảm xúc lúc đó rời xa vấn đề hiện tại và đặt chúng vào một cái gì đó khác. Những kỹ năng này nên được kết hợp với giải quyết vấn đề. Nhưng trong trường hợp vấn đề không thể được giải quyết và một khoảng thời gian phải trôi qua trước khi mọi thứ có thể được thực hiện, điều quan trọng là có thể sử dụng các kỹ năng này để đối phó với những cảm xúc nảy sinh khi bạn chờ đợi giải pháp hoặc khi bạn đang chờ cơ hội để giải quyết vấn đề.

 

Kỹ năng rất quan trọng khác đó là sự chấp nhận triệt để (radical acceptance)

và sự chấp nhận triệt để không phải chỉ là sự chấp nhận điển hình. Thuật ngữ triệt để là đầy đủ, toàn bộ, hoàn toàn, 100% chấp nhận thực tế như nó phải có. Chẳng hạn, giống như bạn chấp nhận triệt để việc bỏ quên chìa khóa trong xe của bạn sau khi đã khóa cửa xe hơn là bạn cứ nhìn chằm chằm qua cửa xe để trách mốc tại sao việc ấy lại xảy ra, đồng thời ngay lập tức chuyển sang một giải pháp gọi thợ khóa để giúp bạn mở xe và lấy chiếc chìa khóa x era. Tương tự, chúng ta đã làm rớt một quả trứng xuống sàn và nó vỡ ra tạo ra một mớ hỗn độn, trước tiên ta phải chấp nhận rằng điều đó đã xảy ra thay vì nhìn chằm chằm vào nó và ước gì điều đó không xảy ra. Vì vậy, chúng ta  không thể chuyển sang giải quyết vấn đề cho đến khi vấn đề đã được chấp nhận triệt để cũng như chúng ta phải có sự chấp nhận để có sự thay đổi.

Kỹ năng cuối cùng  được nhắc đến đó là mĩm cười và đôi bàn tay sẵn sàng. Và cả hai đều tận dụng vòng phản hồi tồn tại giữa cơ thể và tâm trí. Khi chúng ta có một tư thế cởi mở, đôi bàn tay sẵn sàng, nghĩa đen là giơ tay lên và đưa ra cổ tay khi chúng ta tức giận hoặc chúng ta nở một nụ cười dịu dàng, chúng ta gọi nụ cười Mona Lisa khi bị căng thẳng, sau đó tâm trí bắt đầu bắt chước những gì cơ thể đang thực hiện, đang xảy ra. Và mặc dù bên trong có thể cảm thấy rất căng thẳng, nhưng nếu bên ngoài gợi ý thư giãn hoặc kiên nhẫn hoặc sẵn sàng, thì bên trong sẽ bắt đầu khớp.

 

Nụ cười Mona Lisa (chân dung vẽ vào thế kỷ 16 của danh họa Leonardo Da Vinci)

Tóm lại, các kỹ năng dung hòa đau khổ được sử dụng cho các tình huống người bệnh bị khủng hoảng. Nó hỗ trợ người bệnh trong việc chấp nhận thực tế khi thực tế khó chấp nhận hoặc thúc giục mạnh mẽ để tham gia vào hành vi không có kỹ năng. Các kỹ năng dung hòa đau khổ phổ biến bao gồm kỹ năng TIP, kỹ năng STOP, mĩm cười, đôi bàn tay sẵn sàng và sự chấp nhận triệt để.

 

                                                                                            Lược dịch từ:

 

                                              Topic:  Distress Tolerance Skills

                                                                  StephanieVaughn, PsyD

                                                                                               Người thực hiện: Bs CKII. Trần Văn Vinh

 

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn bvttdongthap.vn. Xin cảm ơn!
Copyright © 2023 - 2024 | bvttdongthap.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status